Hướng dẫn chèn code vào header và footer của website trong WordPress
Nếu bạn đang xây dựng blog/ website thì chắc hẳn đã từng một lần tìm cách để chèn code (js hoặc css) vào header hoặc footer rồi phải không nào? Code đó có thể là một đoạn mã xác minh chủ sở hữu blog/ website của Google Search Console, có thể là mã theo dõi lưu lượng truy cập của Google Analytics hay mã Google AdWords, Facebook Marketing… Sẽ không có gì để nói nếu theme mà bạn đang sử dụng có hỗ trợ chức năng cho phép chèn code vào header và footer. Ngược lại, bạn sẽ cần tìm một giải pháp khác để làm điều đó.
Tham khảo thêm:
Chèn code vào header và footer của WordPress
Trên thực tế, nhiều người thường tìm cách chèn trực tiếp code vào các tập tin của theme. Tuy nhiên, việc làm này tương đối phức tạp, dễ gây lỗi và không tối ưu vì chúng sẽ bị mất mỗi khi bạn cập nhật theme lên phiên bản mới. Chúng tôi khuyến cáo không nên làm theo phương pháp này. Thay vào đó, hãy sử dụng một plugin chuyên dụng. Đừng lo, vì chúng sẽ không làm chậm website của các bạn đi một chút nào đâu.
Sử dụng tính năng có sẵn của theme
Nhiều theme WordPress đã được tích hợp sẵn tính năng chèn code vào header và footer. Các bạn thường sẽ tìm thấy chúng trong Theme Options hoặc Customizer. Chẳng hạn như đối với Genesis Framework, mục này sẽ nằm trong Genesis => Theme Settings => Header and Footer Scripts. Hãy tìm kỹ xem theme của bạn có hỗ trợ sẵn hay không trước khi tính tới phương án cài plugin bổ trợ.
Sử dụng plugin
1. Đầu tiên, các bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers.
2. Tiếp theo, truy cập vào Cài đặt => Insert Headers and Footers. Tại đây, các bạn sẽ nhìn thấy một giao diện rất đơn giản, chỉ bao gồm 2 phần:
Trong đó:
- Scripts in Header: hỗ trợ chèn code vào thẻ trong mã nguồn HTML của WordPress.
- Scripts in Footer: hỗ trợ chèn code vào trước thẻ trong mã nguồn HTML của WordPress.
Hãy chèn code vào vị trí phù hợp với nhu cầu của bạn sau đó click vào nút Save để lưu lại.
Lưu ý:
- Code xác minh chủ sở hữu website (với Google Search Console và các công cụ tìm kiếm) nên được chèn ở header.
- Code theo dõi lưu lượng truy cập website (ví dụ Google Analytics), live chat, Google AdWords (Google Ads), Facebook Marketing, Facebook SDK… nên được chèn ở footer để không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tốc độ load web.
Nhớ xóa cache blog/ website và cache trình duyệt trước khi kiểm tra thành quả nhé. Chúc các bạn thành công!
0 Comments
no comments!